Thông Cống Nghẹt Giá Rẻ TPHCM Trí Bảo

Cách xử lý ô nhiễm môi trường đất hiệu quả

Không chỉ riêng gì Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều đang đứng trước thách thức rất lớn với vấn đề ô nhiễm môi trường đất vì nó đe dọa đến môi trường sống của rất nhiều loại sinh vật. Bài viết của công ty thông cầu cống Trí Bảo đem đến cho quý vị những thông tin hữu ích như ô nhiễm môi trường đất là gì? Ảnh hưởng của nó như thế nào? Và cách khắc phục ra làm sao?

Định nghĩa về ô nhiễm môi trường đất


Vấn đề ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam đang vô cùng nghiêm trọng, trở thành nỗi lo chung của quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người không hiểu khải niệm ô nhiễm môi trường đất là gì hay thế nào là ô nhiễm môi trường đất và biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất ra sao. Chính vì thế, ngay sau đây công ty thông cầu cống nghẹt Trí Bảo sẽ bật mí cho quý khách.

Ô nhiễm môi trường đất có tên tiếng Anh là Soil pollution. Là khái niện để chỉ ra một phần của suy thoái đất do sự hiện diện của hóa chất xenobamel hoặc các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó thường được gây ra bởi hoạt động sản xuất trong công nghiệp, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy trình. Các hóa chất phổ biến nhất là hydrocarbon thơm đa nhân (như naphthalene và benzo (a) pyrene ), hydrocarbon dầu mỏ, dung môi, thuốc trừ sâu, chì và các kim loại nặng khác.
 

Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất
 

Sự ô nhiễm có tương đương với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng chất hóa học. Mối quan tâm về ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn chủ yếu từ các rủi ro sức khỏe, từ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất bị ô nhiễm, khí từ các chất gây ô nhiễm hoặc từ ô nhiễm thứ cấp của nguồn cung cấp nước bên trong và bên dưới lòng đất. Lập bản đồ các vị trí đất bị ô nhiễm và dọn dẹp chúng là nhiệm vụ tốn kém thời gian và tốn kém tiền của, đòi hỏi nhiều nhà địa chất, thủy văn, hóa học, kỹ năng sử dụng mô hình máy tính và GIS trong ô nhiễm môi trường đất.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam


Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đất hiện nay không chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn mà tại các thành phố lớn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình là 2 thành phố đó là thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, có khoảng 3.3 triệu ha đất chưa đưa kịp vào sử dụng thì đang bị suy thoái nghiêm trọng, đối với quỹ đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng đang đối diện với nguy cơ ô nhiễm bị nghiêm trọng.

> > Xem thêm: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển

Biểu hiện của điển hình nhất của ô nhiễm môi trường đất là sự xuất hiện các chất Xenobiotic làm cho đất bị khô cằn, có màu xám không đồng nhất, hoặc màu đỏ, nhiều bọt trắng, xuất hiện các hạt màu trắng trong đất hay các hạt sỏi có nhiều lỗ hổng … Tùy theo mức độ nhiễm nặng nhẹ khác nhau, tình trạng ô nhiễm môi trường đất cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất hiện nay


Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất có thể xem xét ở hai khía cạnh khác nhau, đó là nguồn gây ô nhiễm và chất gây ô nhiễm.

Đối với nguồn gây ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở khía cạnh này có thể bắt nguồn từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Cụ thể:

Nguồn gây ô nhiễm đất trong tự nhiên: Đất bị nhiễm phèn do nguồn nước từ một khu vực khác bị ô nhiễm chảy đến, đất bị nhiễm mặn từ lượng muối có trong nước biển hoặc từ các cánh đồng muối và Gley hóa trong đất sinh ra các độc tố.

Nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo: Do các chất thải trong công nghiệp (Khai thác mỏ, nilon, sản xuất nhựa dẻo, hóa chất, dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện …), chất thải nông nghiệp (phân bón hữu cơ, vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu …) và nguyên nhân ô nhiễm đất do rác thải sinh hoạt (đồ ăn thừa, tro than, rác thải, nước thải, phân,...).
 

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
 

Đối với các chất gây ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất do các chất gây ô nhiễm cụ thể sẽ có:

Chất thải khí: Khí CO là chất thải khí gây ô nhiễm đất điển hình nhất, đây là chất thải khí đốt không hoàn toàn là Carbon. CO được thải ra từ các động cơ xe ô tô, xe máy, khói từ lò sản xuất gạch, lò bếp, các loại máy nổ hoặc do núi lửa phun trào sinh ra.

Chất thải kim loại: Kim loại nặng cũng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, điển hình như các chất thải mịn, các loại bình điện, sắt và phế liệu,... chúng có thể tồn tại nhiều dạng khác nhau.

Chất phóng xạ: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất do các chất phóng xạ cũng phổ biến không kém, chúng có thể ngấm vào trong lòng đất và khi vượt quá ngưỡng cho phép thì chúng sẽ gây hại cho hệ sinh vật.
Các chất thải hóa học và hữu cơ: Thuốc trừ sâu, phân bón, chất tẩy rửa, màu vẽ, công nghiệp sản xuất đồ da, thuốc nhuộm, pin, hóa chất.

Dầu: Nếu đổ dầu và các chế phẩm sản xuất từ dầu lên trên mặt đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm, bởi vì dầu làm đất bị thiếu hơi, ngăn cản trao đổi năng lượng mặt trời của đất.

Ngoài ra, nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất có thể gây ra bởi: Nạn phá rừng, mưa axit, trồng cây biến đổi gen, chôn lấp rác thải không quy trình, xả rác thải bừa bãi ra môi trường, rác thải điện tử, nguồn nước bị ô nhiễm thấm vào đất,...
 

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất
Hậu quả ô nhiễm môi trường đất
 

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất gây ra


Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khiến không chỉ Việt Nam nói riêng, mà các nước trên thế giới nói chung phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Sau đây là một số các hậu quả của ô nhiễm môi trường đất điển hình nhất:

Đất bị thoái hóa, xuống cấp nghiêm trọng

Phần lớp đất mặt bị thay đổi, dễ bị các loài nấm độc gây hại và cũng dễ bị xói mòn khi gặp mưa lớn, dư thừa hàm lượng muối muối và cạn kiệt các khoáng chất dinh dưỡng, đất trở nên chai cứng, bị mặn hoặc bị chua, thậm chí mất không còn khả năng sử dụng.

> > Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì?

Ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất

Hậu quả của ô nhiễm đất tiếp theo là tác động xấu đến mạch nước ngầm qua cơ chế thẩm thấu. Cụ thể, các hóa chất độc hại có trong đất bị ô nhiễm nặng có thể thẩm thấu từ từ vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm. Điều này vô cùng nguy hại cho sức khỏe con người, vì phần lớn lượng nước để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày chính là nguồn nước này.
 

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
 

Tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp

Thêm một tác hại nữa là những ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, khiến mùa màng thất thu, cây trồng thiếu chất dinh dưỡng làm cho chậm phát triển, chất lượng nông sản giảm sút rõ rệt.
Gây hại đên sức khỏe con người

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe con người là quá lớn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được sự liên quan giữa môi trường đất bị ô nhiễm và sự chậm lớn ở trẻ em. Bên cạnh đó, còn tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn hệ hô hấp, ung thư và các bệnh liên quan đến da,... qua việc tiếp xúc với đất ô nhiễm trực tiếp hay gián tiêp, thông qua đường hô hấp hoặc sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm chất độc.

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đất đối với hệ sinh thái

Tác hại ô nhiễm môi trường đất cuối cùng được Trí Bảo đề cập trong bài viết hôm nay là những tác động xấu đến sự phát triển của hệ sinh thái. Bởi các chất gây ô nhiễm sẽ làm biến đổi quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất thu hoạch của các loại cây trồng, làm mất cân bằng hệ sinh thái, đe dọa đến sự sống của hệ sinh vật và loài người.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất


Việt Nam đang đứng trước thách thức vô cùng lớn trước vấn đề ô nhiễm môi trường đất do đó cả nước phải cùng chung tay để khắc phục. Trí Bảo xin được đề xuất một số các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất như sau:

Ban hành các chính sách nhằm bảo vệ môi trường đất, đồng thời chú trọng công tác quản lý đất ô nhiễm tồn đọng, mở rộng những mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp tất cả mọi người, mọi nhà hiểu rõ hơn ô nhiễm môi trường đất là gì, hậu quả, nguyên nhân và cách khắc phục để nâng cao ý thức, trang bị cho họ những kiến thức căn bản để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo tài sản vô giá này.

Sử dụng các loại cây trồng có sức chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao nhằm hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vất, thuốc trừ sâu cũng là biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả cho nông dân.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là không nên quá lạm dụng các loại phân bón có nồng độ các chất hóa học cao trong khi sản xuất nông nghiệp, chăm sóc hoa màu.
 

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
 

Phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên để bảo vệ đất không bị rửa trôi, giữ lại các chất dinh dưỡng, chống lũ lụt. Đây là một trong các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đang được nhiều quốc gia áp dụng thành công.

Áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất bằng việc sục khí tại điểm bị ô nhiễm nặng, hoặc đào đất nhiễm độc mang đến một bãi thải cách xa với con người, cũng như các hệ sinh thái nhạy cảm.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất bằng việc nhiệt nhằm mục đích giúp nhiệt độ bên dưới bề mặt của đất đủ cao để giải phóng các chất hóa học.

Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng cũng là giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất nên tham khảo.

Phục hồi và tái chế vật liệu, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, hạn chế sử dụng túi nilon được xem là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao nhờ hạn chế được hoạt động xả thải.

Tags: ô nhiễm môi trường đất, thực trạng ô nhiễm môi trường đất, hình ảnh ô nhiễm môi trường đất, cách xử lý ô nhiễm môi trường đất, hậu quả của ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước

Tin liên quan

Tin tổng hợp